Cancel-Culture ở Việt Nam

Dạo gần đây bắt đầu có càng nhiều phong trào anti xuất hiện. Mô hình nào cũng có, từ anti có lý do rõ ràng, chính đáng đến anti vì lý do cá nhân hoặc không rõ ràng. Với một tên gọi khác quen thuộc với thế giới hơn, đó là ‘Cancel-Culture’.

Tại sao lại có Cancel culture?

Trong một vài tuần vừa qua, việc làm cho một người nào đó bị “cancelled” – hay nói một cách khác là chặn cho họ không có quyền kiểm soát các lời nói, hành động trên mạng xã hội hoặc năng hơn là mất việc – đã trở thành một chủ đề mà ai cũng dần quen thuộc.

Sự phát triển của cancelled culture có một công thức giống nhau: Một người có ảnh hưởng tới công chúng làm hành động hoặc nói gì đó về một vấn đề nhạy cảm hoặc xúc phạm. Ngay lập tức, một nhóm người sẽ đưa ra ý kiến trái chiều. Và sau những bơm thổi của mạng xã hội, sẽ trở thành một làn sóng anti dữ dội, tấn công người đó và công việc của họ.

Cancel cultural thường được chia sẻ và trao đổi với nhau thông qua mạng xã hội dưới hình thức ‘group shaming’ – một nhóm người tấn công một người.

Cancel culture là gì?

Khi một người bị ‘cancel’, ‘lập group antifan’, ‘anti’, điển hình như một người có ảnh hưởng, hoặc một bộ phim, chương trình. Họ sẽ không được sự yêu mến của khán giá nữa. Và dẫn sẽ chuyển sang bị tấn công bằng nhiều cách: không ủng hộ sản phẩm mới, tấn công nhãn hàng quảng cáo.


Ưu và nhược

Ưu điểm

  • Giúp những người không có tiếng nói trở nên có tiếng nói trong những vấn đề quá tầm với. Với hình thức theo nhóm.
  • Là một công cụ hiệu quả để yêu cầu một cá nhân/ tổ chức có trách nhiệm với hành động của mình.

Nhược điểm

  • Là một hình thức cyper-bully – bắt nạt online, và có thể gây ra hậu quả xấu hơn cả việc tại sao cá nhân/ tổ chức ấy bị cancel từ đầu.
  • Là một con dốc trượt không phanh tới việc không chấp nhận tự nhiều luồng ý kiến và tự động loại bỏ bất kỳ ai có những ý kiến trái chiều với mình.

Các ví dụ

RPT Gonzo & MCK

Gonzo và MCK là một ví dụ về việc cancel culture ở Việt Nam. Từ một story Instagram cá nhân cũ (3 tháng) của Gonzo đã tạo ra một làn sóng anti trên mạng xã hội, sau đó MCK và Tlinh vào bảo vệ cũng nhận được một làn sóng anti mới mạnh mẽ và cũng ảnh hưởng đến show Rap Việt.

Sự việc trở nên nghiêm trọng hơn khi HTV bắt buộc phải vào cuộc. Cụ thể là làm văn bản về hành vi nói tục của MCK trên chính ‘trang cá nhân’ của anh chàng này lên Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử. Điều đáng nói ở đây là những phát ngôn của rapper MCK đều trên trang cá nhân và không hề liên quan đến đài truyền hình. Chỉ là anh chàng này hiện tại đang thuộc về một chương trình truyền hình của HTV đang quản lý nên có lẽ chăng HTV phải vào cuộc vì sợ lượng ‘antifan’ sẽ ‘cancelled’ luôn chương trình Rap Việt ???.

Thuỷ Tiên

Sau hàng loạt việc từ thiện ở miền Trung, Thủy Tiên bất ngờ khi thấy mình là tâm điểm của một hội antifan mới, tào ra một làn sóng thù ghét mới. Nặng nề hơn, các antifan này còn tấn công các nhãn hàng và tạo áp lực khiến các nhãn hàng đã hủy hợp đồng với cô.

Sự việc được đẩy lên căng thẳng khi Thủy Tiên nói về việc trưởng xóm (xóm 1, thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, Huyện Hải Lăng) có phiếu ưu tiên suất nhận quà.

Trước những tranh cãi này, Chủ tịch UBND xã Hải Thượng cho biết tiêu chí đưa ra là các hộ được nhận hỗ trợ phải ngập lụt từ trên 1m. Sau khi điều tra kỹ, chính quyền đã xác nhận gia đình của trưởng xóm đã đáp ứng đủ tiêu chí đó. Ngoài ra, mạng xã hội cũng đang lan tỏa hình ảnh ngôi nhà cũ kỹ, chẳng có mấy đồ đạc gì với những mảng tường tróc, bám đầy bụi bẩn cho thấy hoàn cảnh gia đình ông cũng gặp nhiều khó khăn chứ chẳng phải giàu có gì.

Vì lý do trên, các ‘anti’ đã nắm bắt cơ hội tấn công Thủy Tiên gay gắt, đồng thời các nhãn hàng mà chị đang quảng cáo. Sau đó, Thủy Tiên cũng đăng bài xin lỗi nhưng cũng không được phản hồi tốt từ phía ‘antifan’. Còn bị lập cả một group ‘antifan’ trên FB về mình.

Vì sao mình không thích cancel culture?

Sau đây là quan điểm cá nhân của mình

Trong hai ví dụ trên, chúng ta đều thấy những người bị công kích chỉ vì lý do quan điểm cá nhân, không chấp nhận quan điểm và ý kiến trái chiều của người khác.

Mình không nói tất cả, nhưng đa số các bạn cancel culture có cái nhìn khá tiêu cực về cuộc sống, với những quan điểm mà chỉ cho mình là đúng, không chấp nhận sự giải thích hay quan điểm của người khác. Có một sự khác biệt giữa một nhóm người chung tay hợp tác để làm thay đổi một sự việc và một nhóm người hợp tác để hạ bệ một sự việc.

Thực tế cancel culture này không mới, đã có từ rất lâu. Nhưng internet đã thay đổi cách mà cancel culture hoạt động, giúp phong trào này trở nên mạnh mẽ hơn.

  • Việc sử dụng internet khi không có ràng buộc về thông tin cá nhân sẽ giúp những ‘anti’ dễ dàng trốn sau màn hình để tấn công những người khác hơn khi không phải gặp mặt trực tiếp. Từ đó sẽ có thêm một nhóm người sẽ ngồi sau màn hình và xả những luồng suy nghĩ tiêu cực mà họ phải trải qua bất kể hậu quả xảy ra cho người khác.
  • Vì sự thật là ngày xưa khi bạn bị ‘cancelled’ thì bạn lúc nào cũng có sự lựa chọn là bỏ đi ra nơi khác để lập nghiệp, sinh sống. Nhưng đối với internet thì mọi việc lại hoàn toàn khác, mọi thứ trên internet đều thuộc về một thế giới riêng và không có ai có thể thoát khỏi thế giới đó một cách dể dàng. Mọi nơi đều giống nhau và không có khái niệm về thời gian
  • Personal culture: Mỗi người trong chúng ta đều có những quan điểm riêng của bản thân và sống theo cuộc sống đó. Những quan điểm và suy nghĩ này đa số hình thành từ gia đình và xã hội và người bị ảnh hưởng sẽ hiển nhiên xem việc đó là ‘chuẩn mực’ của xã hội và bắt người khác phải làm theo. Nhưng nếu nói theo về việc này thì mỗi người đều sẽ có những suy nghĩ khác nhau và việc tôn trọng những suy nghĩ của nhau phải là điều tiết yếu.

Hãy biến cancel culture thành constructive criticism.

Hãy phát huy những ưu điểm như đóng góp những ý kiến thuyết phục, luận điểm rõ ràng để có thể có những hướng giải quyết tốt hơn.

Không nên ‘anti’ một cách mù quáng và nghĩ mình luôn luôn đúng. Cũng như cho mình quyền để nhục mạ cơ thể, giới tính, gia đình (body shaming, gender shaming, …) của người khác.

Hãy cùng thảo luận về vấn đề này bên dưới nhé 😉.

Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *